Loãng xương là gì: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Loãng xương được coi là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Đặc biệt nếu hiện tượng này trở nên trầm trọng sẽ gây ra khó khăn trong vấn đề điều trị cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Loãng xương là gì?

Loãng xương là một căn bệnh làm tăng sự suy yếu của xương làm tăng nguy cơ gãy xương . Đó là lý do phổ biến nhất khiến xương bị gãy ở người già . Xương thường vỡ bao gồm xương sống ở xương sống , xương cẳng tay và hông . Cho đến khi gãy xương xảy ra thường không có triệu chứng. Xương có thể bị suy yếu đến mức độ nào đó có thể xảy ra với sự căng thẳng nhẹ hoặc tự phát. Đau mãn tính và giảm khả năng thực hiện các hoạt động bình thường có thể xảy ra sau khi bị gãy xương.(Nguồn: en.wikipedia.org)

Loãng xương là gì có lẽ là thắc mắc của không ít người. Loãng xương còn được biết đến là hiện tượng giòn xương hay xốp xương. Đây là tình trạng mật độ canxi trong xương ngày càng thưa dần, chính nguyên nhân này khiến cho xương giòn dễ thương tổn, dễ bị gãy dù chỉ gặp chấn thương nhỏ.

Tình trạng loãng xương thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và người có tuổi. Thông thường loãng xương chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Rất nhiều người cho rằng đây là căn bệnh thoái hóa tự nhiên không thể tránh được tuổi già. Tuy nhiên trên thực tế loãng xương do nhiều nguyên nhân và hoàn toàn có thể phòng ngừa được.

[caption id="attachment_14362" align="aligncenter" width="500"]Hình ảnh bị loãng xương

Hình ảnh bị loãng xương
[/caption]

Triệu chứng loãng xương

Triệu chứng điển hình khi bị loãng xương

Trong thời gian ban đầu, hiện tượng loãng xương thường không có biểu hiện rõ ràng vì vậy vô cùng khó nhận biết.Các triệu chứng phát hiện được rõ ràng chỉ khi đã phát triển đến giai đoạn nặng. Do đó, khi có những dấu hiệu sau bạn cần hết sức phải cẩn thận như:

[caption id="attachment_14363" align="aligncenter" width="500"]Những triệu chứng khi bị loãng xương

Những triệu chứng khi bị loãng xương
[/caption]
  • Đau xương. Người bị loãng xương dễ cảm thấy tình trạng đau nhức ở phần đầu xương, đau dọc theo các xương dài. Đặc biệt vùng đau xương nghiêm trọng nhất như: hông, gối, cột sống...Những cơn đau nhức này thường tăng lên khi vận động mạnh, làm việc hay ngồi quá lâu và sau đó giảm dần khi nghỉ ngơi.
  • Đau cột sống. Một trong những dấu hiệu khác của tình trạng loãng xương đó chính là đau cột sống kèm theo tình trạng co cứng vùng cơ dọc. Bên cạnh đó người bệnh còn có các triệu chứng khác như: đau 1 hay 2 bên mạn sườn, đau thắt ngang vùng cột sống, giật cơ lúc thay đổi tư thế.
  • Cột sống biến dạng. Loãng xương làm cho cột sống biến dạng thành hình chữ s ngược. Phần cột sống và lưng lồi phía sau, bụng nhô ra, đầu có xu hướng ngả về phía trước làm dáng người bị gù vẹo. Chính điều này làm chiều cao của người bệnh bị giảm đi nhiều do hiện tượng lún, xẹp đốt sống.

Ngoài những triệu chứng điển hình trên, người bệnh còn có những dấu hiệu khác như: ớn lạnh toàn thân, đổ mồ hôi, tim đập nhanh bất thường, chuột rút...

Chỉ số loãng xương

Theo tổ chức y tế thế giới (năm 1994), để đánh giá mức độ nặng nhẹ của tình trạng loãng xương bằng máy DXA. Để xác định mật độ xương thường sẽ dùng chỉ số T (T-score). Chỉ số này cho biết mật xương dựa trên tiêu chuẩn của người khỏe mạnh trong độ tuổi 30. Nếu chỉ số này có giá trị càng nhỏ thì nguy cơ bị loãng xương càng cao.

[caption id="attachment_14364" align="aligncenter" width="409"]Chỉ số xác định loãng xương

Chỉ số xác định loãng xương
[/caption]
  • Từ -1 đến +1. Điều này cho thấy xương khớp của bạn ở tình trạng bình thường, không gặp tổn thương.
  • Từ -1 đến -2,5. Đây là tình trạng canxi trong xương ở mức thấp tuy nhiên chưa đến mức loãng xương. Tuy nhiên để phòng ngừa loãng xương bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D cũng như rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
  • Từ -2,5 trở xuống. Nếu gặp tình trạng chứng tỏ bạn đã có nguy cơ bị loãng xương cao. Đặc biệt chỉ số T này càng nhỏ thì mức độ loãng xương càng nặng. Khi gặp phải tình trạng này bạn cần phải đi khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Ngoài chỉ số T xác định loãng xương thì người bệnh cũng có thể dùng chỉ số Z (Z- score). Chỉ có điều này chỉ số Z có biết mật độ xương của bạn khi so sánh với những người trong cùng độ tuổi. Đặc biệt 2 chỉ số T và Z có thể hoán đổi cho nhau nên thường dùng để dự đoán khả năng nguy cơ bị gãy xương.

Phân loại tình trạng loãng xương

Loãng xương thường được chia làm 2 loại chính đó là nguyên phát và thứ phát bao gồm:

Loãng xương nguyên phát

Hiện tượng loãng xương xuất phát từ nguyên nhân chính là do tuổi tác (bởi quá trình thoái hóa xương khớp theo độ tuổi) hay do mãn kinh ở phụ nữ trung niên. Ở phụ nữ quá trình loãng hóa bắt đầu từ sau độ tuổi 30. Còn ở nam giới hiện tượng loãng xương bắt đầu diễn ra ở sau độ tuổi khoảng 60.

Loãng xương nguyên phát thông thường được chia thành 2 nhóm, chính là:

  • Loãng xương nguyên phát typ 1. Chứng loãng xương này dễ gặp ở phụ nữ từ khoảng 50  - 60 tuổi sau thời kỹ mãn kinh. Thủ phạm chính gây nên loại loãng xương chính do bởi thay đổi đột ngột nội tiết tố Estrogen ở tuổi mãn kinh. Sự thay đổi nội tiết kèm theo suy giảm hàm lượng canxi trong cơ thể. Đặc biệt những người phụ nữ bị loãng xương có hiện tượng mất khoảng 30% hàm lượng canxi trong cơ thể. Trong khoảng thời gian 5 năm nếu không được chăm sóc tốt sẽ dẫn đến triệu chứng nguy hiểm như giòn xương hay gãy xương…
  • Loãng xương nguyên phát typ 2. Điều này có liên quan trực tiếp tới tuổi tác, nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa xương tăng trong khi khả năng tái tạo xương lại giảm xuống. Tình trạng này thường gặp ở người có tuổi hoặc phụ nữ sau thời kì mãn kinh.

Loãng xương thứ phát

Tình trạng loãng xương thứ phát là hậu quả của nhiều yếu tố khác nhau gây nên. Chính những yếu tố này có thể thúc đẩy quá trình suy giảm canxi trong xương diễn ra nhanh chóng hơn so với nguyên nhân xuất phát từ độ tuổi. Thường loãng xương thứ phát sẽ xảy ra sớm hơn, biến chứng nghiêm trọng và có thể xảy ra cả ở những người trẻ tuổi. Đặc biệt tình trạng này không có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.  

Loãng xương thứ phát liên quan đến một số bệnh lý mãn tính hoặc việc lạm dụng các loại thuốc Tây.

Loãng xương không phải là bệnh tuổi già

Nhiều người cho rằng loãng xương chỉ là bệnh của người già. Tuy nhiên trên thực tế căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Hiện nay, tình trạng này không chỉ xuất hiện ở những người trong độ tuổi 40 – 60 mà còn ở người trẻ từ 25 – 30 tuổi.

[caption id="attachment_14365" align="aligncenter" width="500"]Loãng xương không phải bệnh tuổi già

Loãng xương không phải bệnh tuổi già
[/caption]

Triệu chứng ở người trẻ tuổi bị loãng xương

Với những người trẻ tuổi, hiện tượng loãng xương không có dấu hiệu rõ rệt ở giai đoạn đầu. Triệu chứng của loãng xương ở người trẻ thường dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác như: tê ngứa, nhức mỏi xương do thời tiết. Đặc biệt khi mật độ canxi trong xương giảm nhiều hơn, những dấu hiệu trên càng trở nên rõ rệt.  

Ngoài ra, khi bị loãng xương người bệnh sẽ cảm thấy đau ở một số vị trí như: đầu gối, cổ tay, hông, lưng – đây đều là vùng chịu lực của cơ thể. Người trẻ tuổi bị loãng xương còn xuất hiện tình trạng đau nhức khu vực đầu xương, mỏi dọc cột sống, đau nặng hơn về đêm cũng như khi thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Những cơn đau nhức này tăng nặng hơn khi thay đổi tư thế, cúi người hay ngả người đột ngột. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì những người trẻ cũng có thể bị biến dạng cột sống dẫn đến gù lưng, giảm chiều cao.

Triệu chứng ở người già bị loãng xương

Hiện tượng loãng xương ở người già được coi là sát thủ thầm lặng. Khi có triệu chứng dễ nhận thấy thường đã là biến chứng nguy hiểm, cơ thể đã sụt giảm đi 30% khối lượng xương khớp so với bình thường.

Ở giai đoạn đầu cơ thể người bệnh xuất hiện tình trạng cảm giác đau nhức bên trong xương. Tuy nhiên đây là hiện tượng khá mơ hồ và dễ dàng bị bỏ qua. Khi bước vào giai đoạn loãng  xương nặng triệu chứng có thể quan sát được là giảm dần chiều cao của cơ thể kèm theo tình trạng đau vùng cột sống ngực, thắt lưng. Đặc biệt loãng xương ở người già sẽ gây gù lưng và dáng đi lom khom.

Cuối cùng gãy xương là được coi là triệu chứng điển hình và nặng nhất của loãng xương. Gãy xương là do tự nhiên hoặc chấn thương nhẹ thường xảy ra ở vùng đốt sống, xương đùi và cổ tay.

Bên cạnh đó loãng xương ở người già có dấu hiệu kèm theo như: cao huyết áp, thoái hóa khớp, tiểu đường, bệnh mạch vành...

Nguyên nhân loãng xương

[caption id="attachment_14366" align="aligncenter" width="600"]Nguyên nhân gây loãng xương

Nguyên nhân gây loãng xương
[/caption]

Do tuổi tác

Ở độ tuổi càng cao làm mật độ xương khớp càng càng giảm xuống. Nguyên nhân này xuất phát từ sự mất căn bằng giữa quá trình tái tạo và phá hủy xương. Bên cạnh đó nguyên nhân thứ 2 dẫn đến sự mất xương ở người già chín là suy giảm hấp thụ canxi.

Khối lượng xương đỉnh

Đây là khối lượng của mô xương khi kết thúc ở giai đoạn trưởng thành. Đặc biệt ở quá trình phát triển, sự hình xương lớn hơn mất xương, khối lượng xương tăng dần để đạt tới giá trị tối đa gọi là khối lượng xương đỉnh.

Thường tốc độ hình thành xương cao ở xung quanh tuổi dậy thì, đạt độ đỉnh ở tuổi 30. Khối lượng xương đỉnh ở tuổi trưởng thành là một trong những yếu tố quyết định khối lượng xương của cơ thể. Hai yếu tố quan trọng quyết định sự khác nhau của khối lượng xương đỉnh là yếu tố di truyền và mức canxi trong chế độ ăn.

Cân nặng và chiều cao

Ở những người có cân nặng nhẹ gây ra tình trạng mất xương nhanh hơn và khả năng cổ xương đùi, xẹp đốt sống cũng cao hơn. Đặc biệt, cân nặng được coi là một trong những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi loãng xương thông qua việc tái tạo tế bào xương. Ngoài ra cũng giống như cân nặng chiều cao cũng ảnh hưởng lớn đến mật độ canxi trong xương. Chính do đó những người có cân nặng chiều cao nhỏ thường có nguy cơ loãng xương cao.

Do yếu tố dinh dưỡng

Sự chắc khỏe của xương khớp bị ảnh hưởng lớn do yếu tố dinh dưỡng. Chính vì vậy chế độ ăn không đầy đủ canxi sẽ tác động xấu đến sự đạt được đỉnh cao của khối xương cũng như giảm xương sau này. Để đảm bảo dinh dưỡng tốt cho xương khớp các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên uống 2 ly sữa mỗi ngày giúp làm giảm tốc độ mất xương.

Đặc biệt ở những nước đang phát triển, chế độ ăn uống nhiều chất đạm nhưng không tương xứng với lượng canxi vào cơ thể cũng là thủ phạm gây loãng xương. Ngoài ra, một số thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng suy giảm khối lượng xương..

Tại yếu tố vận động

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người lười vận động có nguy cơ dẫn đến sự suy giảm mật độ xương. Chính vì vậy để kích thích tái tạo mô xương cũng như giảm nguy cơ loãng xương bạn nên chăm chỉ vận động.

Tình trạng mãn kinh

Đối với phụ nữ tình trạng loãng xương xuất hiện sớm hơn 15 – 20 năm so với nam giới. Đặc biệt khối lượng xương giảm nhiều hơn ở những người phụ nữ mãn kinh hoặc bị phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.

Do các bệnh lý gây loãng xương

Một số bệnh khác như: suy giáp, cường giáp, cường cận giáp, đái tháo đường, cắt dạ dày, suy thận, thoái hóa cột sống...cũng là những nguyên nhân gây loãng xương.

Những nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân loãng xương phải kể đến như:

  • Dùng một số loại thuốc Tây như corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông kéo dài.
  • Yếu tố di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau.
  • Phụ nữ sau khi sinh nở...

Điều trị loãng xương

Điều trị loãng xương không dùng thuốc

Kiên trì tập thể dục, thể thao hàng ngày

[caption id="attachment_14367" align="aligncenter" width="500"]Tập thể thao mỗi ngày

Tập thể thao mỗi ngày
[/caption]

Như đã nói đến ở trên, loãng xương bắt nguồn từ việc hạn chế vận động. Chính vì vậy, các chuyên gia sức khỏe đưa ra lời khuyên nên tập thể dục thể thao để tăng sự hình thành xương cũng như giảm tốc độ mất xương.

Phần lớn ở những người già bị loãng xương dễ  bị gãy xương do té ngã. Do đó, việc tập thể dục góp phần tăng sức mạnh cơ bắp và cải thiện độ dẻo dai xương khớp. Từ đó người bị loãng xương sẽ giảm nguy cơ gãy xương khi bị té ngã.

Bên cạnh đó, luyện tập thể dục hàng ngày còn giúp giảm thiểu nguy cơ loãng xương tối đa. Đặc biệt đây cũng là cách giảm đau xương khớp tự nhiên mà bạn không nên bỏ qua.

Tuy nhiên đối với những người bị loãng xương rất dễ gặp phải chấn thương do đó cần phải lựa chọn những bộ môn thể thao phù hợp và tốt cho xương khớp như: dưỡng sinh, yoga, bơi lội hay đi bộ...

Một vài bài tập thể dục tốt cho nữ giới sau độ tuổi mãn kinh nhằm ngăn ngừa loãng xương phải kể đến như: thể dục nhịp điệu, khiêu vũ, múa...

Đặc biệt ở độ tuổi trung niên xương khớp vốn dễ gãy do đã bị suy yếu nên cần phải cân nhắc tránh một số bài tập liên quan đến cột sống như gập bụng, gym hoặc bài tập yêu cầu vận động quá mạnh...

Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu

[caption id="attachment_14368" align="aligncenter" width="600"]Bổ xung chất dinh dưỡng

Bổ xung chất dinh dưỡng
[/caption]

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý được coi là biện pháp hữu hiệu cải thiện và bảo vệ bộ xương của chính bạn. Tốt nhân để ngăn ngừa loãng xương bạn nên chọn chế độ ăn uống ít tính axit.

Ngoài ra cần phải bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D và MK7 góp phần hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả. Những loại thực phẩm giàu hàm lượng canxi mà người bệnh cần phải cân nhắc như hải sản như tôm, cua, sò, cá... giúp tăng cường sự dẻo dai của xương. Đặc biệt Vitamin K có trong rau xanh là nhân tố hình thành của osteocalcin, giúp hấp thụ canxi vào xương. Bên cạnh đó, những người có nguy cơ loãng xương cao nên bổ sung canxi từ sữa và các thành phẩm từ sữa.

Một số loại cá có chứa nhiều béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá chình chính là nguồn cung cấp vitamin D lý tưởng cho cơ thể. Do đó để bảo vệ sức khỏe xương khớp tốt nhất bạn nên bổ sung cá vào thực đơn ăn uống hàng tuần.

Ngoài những cách trên, bạn có thể bổ sung lượng canxi, vitamin D, MK7 thiếu hụt bằng một số loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng lại có cảnh báo việc lạm dụng quá nhiều vitamin D có thể gây ra nhiều tác hại.

Điều trị loãng xương bằng thuốc

Để giảm thiểu nguy cơ loãng xương cũng như những biến chứng nguy hiểm người bệnh được chỉ định dùng 2 nhóm thuốc chính sau đây:

[caption id="attachment_14369" align="aligncenter" width="600"]Điều trị loãng xương bằng thuốc

Điều trị loãng xương bằng thuốc
[/caption]

Các nhóm thuốc chống loãng xương

  • Kết hợp calci và vitamin D3. Theo phác đồ điều trị thông thường cần cung cấp lượng calci trung bình 1g/ ngày. Khi chế độ ăn uống thông thường không đáp ứng đủ calci cần phải sử dụng dưới dạng thuốc. Đối với người cao tuổi có thể kết hợp calci (1g/ ngày) và vitamin D3 (800 UI/ ngày).
  • Nhóm bisphosphonate. Đây là nhóm thuốc giúp kháng hiện tượng phá hủy xương cũng như giảm hiện tượng tiêu xương. Hiện tại đây là loại thuốc hiệu quả nhất nhằm ngăn chặn tình trạng loãng xương. Loại thuốc này được chỉ định khi chỉ số T-score ≤ 2,5. Có một lưu ý nhỏ khi dùng các loại thuốc trên là uống lúc đói, cách bữa ăn khoảng 30 phút. Không được nằm sau khi uống thuốc tránh tình trạng trào ngược dạ dày.
     Tại nhà thuốc có các dạng thuốc biphosphonat chính sau :
    • Foxamax 70mg (dùng 1 viên/ tuần).
    • Foxamax Plus (dùng 1 viên/ tuần).
    • Actonel 35mg (dùng 1 viên/ tuần).
  • Aclasta 5mg/100ml. Đây là loại thuốc truyền tĩnh mạch trên cơ sở kết hợp giữa vitamin D và calci. Người bệnh có thể dùng Aclasta chai 5mg đóng 100ml dung dịch truyền, chuyên được dùng đường tĩnh mạch qua một dây chuyền mở lỗ thông với tốc độ truyền ổn định.
  • Calcitonin. Đây là loại thuốc chống loãng xương duy nhất có khả năng giảm đau. Đây là loại thuốc dùng để tiêm bắp ngày được chỉ định dùng 1 ống.

Chỉ định điều trị nhằm giảm nguy cơ gãy xương

Dựa vào chỉ số T-score bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nhằm giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương gây nên như:  

  • Phụ nữ có chỉ số T-score <-2, không có yếu tố nguy cơ
  • Phụ nữ có chỉ số T-score <-1,5, có yếu tố nguy cơ
  • Phụ nữ > 65 tuổi, có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên điều trị ngay, có thể không cần đo BMD.
  • Phụ nữ mãn kinh có gãy xương.

Người bị loãng xương nên ăn gì?

Nhiều người có quan niệm để tránh bị loãng xương chỉ cần bổ sung nhiều sữa là đủ. Tuy nhiên trên thực tế các loại thực phẩm dưới đây lại rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phòng và trị loãng xương.

[caption id="attachment_14370" align="aligncenter" width="500"]Người bị loãng xương nên ăn gì và không nên ăn gì

Người bị loãng xương nên ăn gì và không nên ăn gì
[/caption]

Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa cũng như các chế phẩm từ sữa từ trước đến nay luôn được coi là nguồn giàu hàm lượng  canxi, vitamin D và protit tăng cường sự chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương. Đặc biệt chất isoflavones - hoóc môn có nhiều trong sữa đậu này được coi là thành phần quan trọng giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa xương khớp.

Xương ống động vật

Trong xương ống các loại động vật như: lợn, bò chứa nhiều canxi và và khoáng chất như photpho, vi lượng (sắt, kiềm, đồng, niken...), có khả năng bảo vệ cũng như ngăn chặn hiện tượng loãng xương hiệu quả.

Các loại hải sản cua, cá nhỏ

Một số loại hải sản như cua, cá nhỏ được đánh giá chứa nhiều chất canxi, photpho, các muối khoáng, protein, vi lượng rất tốt cho sức khỏe xương khớp.

Các loại rau quả giàu vitamin K

Các loại rau củ quả  chuối, bắp cải, khoai tây, rau cải, ngũ cốc được đánh giá có chứa hàm lượng vitamin K cao giúp tăng cường mật độ xương, ngăn ngừa tình trạng rạn xương.

Người bị loãng xương không nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm chứa nhiều axit

Bột mỳ, bánh ngọt, bánh quy, ngô, lạc, trứng gà, các loại thịt... được coi là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng axit cao. Chính loại thực phẩm mang tính axit cao không tốt cho sự phát triển của xương khớp.

Đặc biệt thực phẩm chứa nhiều axit không chỉ ảnh hưởng lớn đến xương khớp mà còn gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác như: mỏi gân cốt, đau đầu, sâu răng, thiếu tập trung... Chính vì vậy để đảm bảo an toàn tốt nhất người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm giàu axit nhất là khi bị loãng xương.

Nhóm thực phẩm chứa nhiều axit

Một số loại đồ uống chứa nhiều chất kích thích như trà, đồ uống có ga, cà phê...cũng được đánh giá là không tốt cho xương khớp.

Nói không với chất kích thích

Nhóm thực phẩm ăn sẵn như mì tôm, thịt nguội, cá xông khói... chứa nhiều chất bảo quản không tốt với người bị loãng xương. Do đó bạn nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này.

Một số bài tập yoga cho người bị loãng xương

[caption id="attachment_14371" align="aligncenter" width="500"]Bài tập tốt cho người bị loãng xương

Bài tập tốt cho người bị loãng xương
[/caption]

Bài tập cho cơ vai và lưng

Tư thế chuẩn bị: Ngồi trên ghế, lưu ý phần lưng giữ thẳng và chân chạm sàn.

Cách thực hiện:

  • Tiếp đến nâng 2 cánh tay ngang bằng vai tạo góc vuông 90 độ, tiếp đến từ từ hướng cánh tay lên trên.
  • Bước tiếp theo đưa tay ra phía sau và xuống dưới để vận động cơ bắp vai.
  • Giữ tư thế này trong khoảng 10 giây và chuyển bên còn lại.
  • Lưu ý lặp lại động tác này khoảng từ 5 – 10 lần mỗi bên để đem lại hiệu quả cao.

Bài tập cho cơ đầu, cơ đùi và mông

Tư thế chuẩn bị: Ở tư thế chuẩn bị bệnh nhân nằm thẳng lưng trên mặt sàn, 2 cánh tay ở vị trí đặt bên hông, sau đó gập đầu gối lên cao sao cho bàn chân chạm sàn nhà.

Cách thực hiện:

  • Hít thở kèm theo siết chặt cơ vùng bụng và mông, chú ý nâng phần hông càng cao càng tốt.
  • Giữ tư thế này trong khoảng 3 giây sau đó trở về vị trí ban đầu.
  • Thực hiện động tác này từ 5 – 10 lần để mang đến hiệu quả cao.

Bài tập cơ bắp, cổ tay và vai

Tư thế chuẩn bị: đứng đối diện với tường, khoảng cách phù hợp nhất là 80 cm.

Cách thực hiện:

  • Tiếp theo 2 tay chống vào tường với độ cao bằng vai.
  • Trọng lượng cơ thể dồn vào 2 vai.
  • Phần cổ và cột sống sao cho tạo thành đường thẳng, khi thực hiện người bệnh phải thắt chặt cơ bụng.
  • Chú ý giữ tư thế này trong khoảng 10 giây sau đó trở về vị trí ban đầu.

Trên đây là một số kiến thức về tình trạng loãng xương mà bạn không nên bỏ qua. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị loãng xương một cách hiệu quả nhất.

Nguồn tham khảo:

  1. https://ift.tt/2OWnbJ1
  2. https://ift.tt/1oEiK3w
  3. https://ift.tt/2eaGeRy
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại: https://anduoc.com/loang-xuong.html

Comments

Popular posts from this blog

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ TUYỆT ĐỐI

Chữa thoái hóa cột sống dứt điểm chỉ bằng cây thuốc trong vườn nhà

TÌM HIỂU NGAY: Những bài tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống lưng HIỆU QUẢ