Thuốc Vastarel 20mg và 35mg có tác dụng gì, liều dùng và các lưu ý khi sử dụng

Thuốc Vastarel được xem là một loại thuốc “trợ tim” thế hệ mới giúp điều trị các triệu chứng: đau thắt, thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim,... Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc Vastarel bao gồm: thành phần, công dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng thuốc. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Thuốc Vastarel có tác dụng gì

Vastarel là dòng thuốc giúp điều trị đau thắt ngực rất hiệu quả với thành phần chính là Trimetazidine hydrochloride. Thuốc ở dạng đường uống trực tiếp, viên nén và viên nén bao phim nên khả năng hấp thụ vào cơ thể rất nhanh. Nồng độ đạt 2h sau khi dùng thuốc. Tại trạng thái cân bằng thuốc có tác dụng từ 24 tới 36 giờ, giúp nâng cao ổn định cho quá trình điều trị.

Hiện nay, đây là loại thuốc duy nhất sử dụng glucose thay thế chất béo nhằm duy trì hoạt động năng lượng của tế bào tim. Bằng cách chuyển hóa này, Vastarel giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ tim trước tình trạng cơn đau ngực gây thiếu oxy.

thuốc Vastarel 20mg

Các nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra rằng thuốc Vastarel có tác dụng giúp tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, giảm đau ngực, giảm biến động huyết áp mà không làm thay đổi hoạt động của nhịp tim. Khi kết hợp Vastarel cùng nhóm thuốc Nitrat sẽ giúp giảm liều dùng với nhóm thuốc này từ đó giảm tác dụng phụ khi sử dụng.

Thuốc Vastarel với hoạt chất Trimetazidin lớn có khả năng bảo vệ cơ tim và giúp ổn định năng lượng tế bào cũng như phòng chống biểu hiện điện sinh lý thiếu máu cục bộ, nhanh chóng đưa bệnh nhân trở về trạng thái bình thường ban đầu.

Bên cạnh đó, hoạt chất Trimetazidin có trong thuốc Vastarel có tác dụng giúp giảm độc tính của gốc tự do được oxy hóa khi cơ thể gặp phải tình trạng thiếu máu cục bộ tế bào. Do đó, thuốc Vastarel còn có tác dụng bảo vệ tế bào giúp chống lại sự giảm oxy mô.

Liều dùng và cách dùng thuốc Vastarel

Liều dùng

Bác sĩ chuyên môn cho biết, liều dùng thuốc Vastarel sẽ tùy vào hàm lượng của thuốc.

  • Với thuốc Vastarel 20mg, người bệnh dùng 3 lần/ngày
  • Với thuốc Vastarel 35mg người bệnh dùng 2 lần/ngày.

Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Hướng dẫn cách dùng

Mỗi loại thuốc đều có cách sử dụng khác nhau để phát huy tối đa tác dụng của thuốc trong điều trị bệnh lý. Với thuốc Vastarel chúng tôi xin hướng dẫn cách sử dụng cụ thể như sau:

  • Dùng thuốc Vastarel đúng cách: Nên dùng thuốc Vastarel sau ăn hoặc ngay trong bữa ăn để đem lại hiệu quả cao nhất cũng như hạn chế tác dụng phụ cho đường tiêu hóa..
  • Trường hợp khẩn cấp khi sử dụng thuốc Vastarel quá liều: Trường hợp dùng quá liều cần tới cơ sở y tế địa phương hoặc bệnh viện gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Quên sử dụng thuốc Vastarel: Nếu bạn quên dùng 1 liều thuốc Vastarel thì cần uống bù ngay lập tức. Tuy nhiên nếu quên quá nhiều lần liên tiếp, thì nên bỏ quan và uống đều liên tiếp theo kế hoạch đã đề ra. Tuyệt đối không tự ý tăng gấp đôi liều thuốc để tránh gặp phải tình trạng sốc thuốc.

Tương tác của thuốc Vastarel với những thuốc khác

  • Khả năng tương tác của thuốc Vastarel với các loại thuốc khác: Quá trình tương tác thuốc sẽ làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Do đó, khi dùng thuốc Vastarel bạn cần liệt kê các loại thuốc đang sử dụng gồm không kê đơn và kê đơn như: Thực phẩm chức năng, vitamin,... từ đó bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
  • Ảnh hưởng của sức khỏe tới thuốc Vastarel: Tình trạng sức khỏe của cơ thể người bệnh sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định cho thuốc Vastarel. Do đó, bệnh nhân nên khai báo chính xác về tình trạng sức khỏe cho bác sĩ.

Tác dụng phụ đáng chú ý của Vastarel

Vốn được xem là loại thuốc an toàn và có khả năng dung nạp cao, tuy nhiên cũng giống với các loại thuốc Tây y khác, thuốc Vastarel có thể gây một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như:

  • Dị ứng: Ngứa, phát ban, nổi mề đay, sưng mặt và lưỡi gây khó nuốt, khó thở.
  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy,... để tránh tác dụng phụ này bạn nên sử dụng thuốc cùng thức ăn.
  • Rối loạn hệ thần kinh: Khi gặp phải các triệu chứng đau đầu, chóng mặt,... bạn cần hạn chế vận hàng máy móc, hạn chế lái xe. Bên cạnh đó, thuốc còn gây rối loạn chức năng vận động như hội chứng Parkinson người run, chậm chạp, cứng đờ người, dáng đi bất thường,... hoắc hội chứng chân không nghỉ.

thuoc Vastarel 35mg

Đây là những mối lo ngại hàng đầu khi bệnh nhân phải sử dụng thuốc Vastarel trong thời gian dài, do đó bác sĩ chuyên môn khuyến cáo người bệnh chỉ sử dụng trong vài tráng để phục hồi chức năng của tim sau khi gặp phải cơn nhồi máu. Ngoài ra, nếu gặp phải dấu hiệu bất thường nào như trên, bạn nên thông báo sớm cho bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời.

Đối tượng không được sử dụng thuốc Vastarel?

Với những tác dụng phụ kể trên, các đối tượng sau được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Vastarel nhằm bảo đảm an toàn:

  • Người quá mẫn với thành phần của Vastarel hoặc thành phần có trong các biệt dược của thuốc.
  • Người mắc hội chứng Parkinson, hội chứng chân không nghỉ và một số rối loạn vận động liên quan khác.
  • Người bị suy thận giai đoạn nặng (độ thanh thải creatinin ở dưới 30ml/phút)
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Dù chưa có nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc Vastarel với những đối tượng này, tuy nhiên việc hạn chế dùng thuốc Vastarel là điều cần thiết để tránh tác dụng không tốt của thuốc Vastarel đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Tác dụng của thuốc Vastarel mang lại cho bệnh nhân tim mạch là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng như một chỉ định bổ sung khi các thuốc cùng loại khác không hiệu quả. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc này bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ và thường xuyên để ý tới tác dụng phụ ngoài ý muốn để bảo đảm an toàn khi sử dụng.

 

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại: https://anduoc.com/thuoc-vastarel.html

Comments

Popular posts from this blog

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ TUYỆT ĐỐI

Chữa thoái hóa cột sống dứt điểm chỉ bằng cây thuốc trong vườn nhà

TÌM HIỂU NGAY: Những bài tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống lưng HIỆU QUẢ