Thuốc Valsartan: Công dụng, liều dùng và danh sách thuốc valsartan có chứa chất gây ung thư

Thuốc Valsartan là dòng sản phẩm rất quen thuộc đối với những người mắc bệnh huyết áp cao hay suy tim, suy thận. Vì đây là loại thuốc liên quan trực tiếp tới các cơ quan quan trọng của cơ thể, nên việc nắm rõ tác dụng, cách dùng cũng như liều dùng của thuốc là điều rất cần thiết.

Công dụng của thuốc Valsartan

Thuốc Valsartan là dòng sản phẩm được sử dụng để điều trị suy tim và huyết áp. Thuốc còn được dùng với mục đích kéo dài hơn thời gian sống sót cho người bệnh khi bị nhồi máu cơ tim. Thuốc có 2 dạng đó là viên nén và viên nang 80mg, 160mg.

Đây là nhóm thuốc có tác dụng ức chế thụ thể angiotensin (ARB) bằng cách làm giãn mạch máu giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn từ đó giảm huyết áp tăng cao, phòng ngừa đột quỵ và các bệnh về thận. Thuốc Valsartan còn được sử dụng để bảo vệ thận khỏi tổn thương do tiểu đường.

Thuốc Valsartan

Cách dùng

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi được cung cấp thuốc, uống theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, uống từ 1 đến 2 lần/ngày sau ăn. Liều lượng thuốc cần dựa vào tình trạng sức khỏe đáp ứng nhu cầu điều trị của bạn. Với trẻ em, liều lượng sử dụng thuốc Valsartan sẽ phụ thuộc vào cân nặng.

Nếu bạn dùng thuốc Valsartan dạng lỏng thì nên lắc đều chai thuốc trong 10s trước khi uống. Đo liều dùng với thìa đo lường đặc biệt, không sử dụng thìa/muỗng ăn tại nhà vì sẽ không thể chính xác được lượng thuốc.

Nên dùng thuốc đều đặn, uống vào thời điểm cố định trong ngày, tiếp tục sử dụng kể cả khi cơ thể bạn đã ổn định, chỉ ngưng sử dụng thuốc Valsartan khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu cảm thấy tình trạng bệnh không được cải thiện và tồi tệ hơn khi sử dụng thuốc Valsartan, bạn nên báo cho bác sĩ biết. Ví dụ: Uống thuốc Valsartan để trị tăng huyết áp nhưng huyết áp lại cao hơn.

Cách bảo quản

Mỗi loại thuốc sẽ có cách bảo quản khác nhau, với thuốc Valsartan nên bảo quản ở nhiệt đồ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh ẩm mốc. Không nên bảo quản trong ngăn đá và trong phòng tắm. Tốt nhất nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì, giữ thuốc xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Tuyệt đối không vứt thuốc Valsartan vào đường ống dẫn hoặc toilet. Chỉ vứt thuốc khi thuốc đã quá hạn, nên tham khảo ý kiến dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Đối với cho người lớn

  • Người bị suy tim: Liều khởi đầu uống 40mg 2 lần/ngày, uống duy trì 80 - 160 mg 2 lần/ngày.
  • Người bị huyết áp cao: Liều khởi đầu uống 80 - 160 mg 1 lần/ngày, liều duy trì dùng 80 - 320 mg 1 lần/ngày.
  • Người bị nhồi máu cơ tim: Liều đầu tiên dùng 20mg 2 lần/ngày, (điều chỉnh trong 7 ngày), sau đó uống 40mg 2 lần/ngày và uống liều duy trì khoảng 160mg 2 lần/ngày.

Lưu ý: Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu hạ huyết áp hay rối loạn chức năng của thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm liều lượng của thuốc.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với các thành phần của thuốc.
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Người bị hạ huyết áp.
  • Người bị hẹp động mạch chủ năng, hẹp động mạch thận và bị tổn thương dẫn tới hẹp động mạch thận.
  • Người bị suy thận nên thận trọng khi sử dụng, tham khảo và tuân thủ theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Đối với trẻ nhỏ

  • Không dùng thuốc Valsartan cho trẻ dưới 6 tuổi.
  • Trẻ từ 6 - 16 tuổi: Liều đầu tiên uống 1,3mg/1kg, uống 1 lần/ngày. Liều uống duy trì tăng lên 2,7mg/1kg một lần một ngày (tăng tối đa lên 160mg). Điều chỉnh liều lượng dùng thuốc Valsartan đáp ứng điều trị phù hợp.

Tác dụng phụ của thuốc Valsartan cần lưu ý

  • Dị ứng: Nếu cơ thể bạn có bất kỳ phản ứng nào bất thường như dị ứng, nổi mẩn ngứa, mề đay,... khi sử dụng thuốc cần lập tức báo với bác sĩ chuyên khoa. Trước khi sử dụng thuốc bạn cũng cần báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với các chất bảo quản, thực phẩm, động vật,... để bác sĩ có thể đưa ra chỉ định phù hợp, tránh tác dụng phụ không tốt.
  • Nhiễm khuẩn: Viêm mũi, ho, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, viêm họng, đau lưng, đau khớp.
  • Tác dụng phụ khác: Suy nhược, mất ngủ, phù chân tay, yếu sinh lý, nhức đầu, chóng mặt, choáng váng.

Thông tin về việc cấm lưu hành thuốc Valsartan tại Việt Nam

Ngày 18/7/2018, Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo về việc Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ, Cơ quan quản lý dược Châu Âu (EMA) và nhiều quốc gia trên thế giới đã thu hồi một số loại thuốc chứa chất Valsartan được sản xuất bởi công ty Zhejiang Huahai Pharmaceuticals, Trung Quốc do nguyên liệu Valsartan bị nhiễm tạp chất gây ung thư N-nitrosodimethylamine (NDMA).

Valsartan

Theo EMA, tạp chất NDMA không gây hại ngay lập tức tuy nhiên việc sử dụng lâu dài có thể gây ung thư. Do đó việc thu hồi thuốc là biện pháp cần thiết nhằm phòng tránh những ảnh hưởng không tốt đối với người bệnh.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã cấp số đăng ký lưu hành cho 111 loại thuốc chứa valsartan. Trong đó 57 loại thuốc valsartan sử dụng nguyên liệu của công ty Zhejiang Huahai Pharmaceuticals, Trung Quốc. Do đó vào ngày 10/7 và 13/7 năm 2018, Bộ Y tế đã các văn bản số 13124/QLD-CL và 13441/QLD-CL yêu cầu cơ sở kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu ngừng việc nhập khẩu, sản xuất đối với 57 loại thuốc sử dụng nguyên liệu từ công ty của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế vẫn cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn tiếp tục nhập khẩu, sản xuất và lưu hành các loại thuốc còn lại không dùng nguyên liệu của công ty Zhejiang Huahai Pharmaceuticals, Trung Quốc. Điều này đảm bảo cung ứng đủ lượng thuốc chất lượng phục vụ nhu cầu của người bệnh cũng như tránh giá thuốc biến động.

Danh mục thuốc valsartan bị thu hồi

32 thuốc sản xuất trong nước:

STT Tên thuốc Hoạt chất Số đăng ký
1 Pegianin Valsartan 160 mg

Hydroclorothiazid 25 mg

VD-2702-12
2 Cardipino 80/12,5 Valsartan 80 mg

Hydroclorothiazid 12,5 mg

VD-28328-17
3 Rusartin Valsartan 80 mg VD-11322-10
4 Divales Valsartan 160 mg VD-21500-14
5 Divales Valsartan 80 mg VD-21501-14
6 Valsgim 160 Valsartan 160 mg VD-23494-15
7 Valsgim-H 80 Valsartan 80 mg

Hydroclorothiazid 12,5 mg

VD-23496-15
8 Valsgim 80 Valsartan 80 mg VD-23495-15
9 Valsgim-H160/12,5 Valsartan 160 mg

Hydroclorothiazid 12,5 mg

VD-25129-16
10 Doraval 80 mg Valsartan 80 mg VD-25424-16
11 Doraval plus 160 mg/25 mg Valsartan 160 mg

Hydroclorothiazid 25 mg

VD-26463-17
12 Doraval plus 80 mg/12,5 Valsartan 80 mg

Hydroclorothiazid 12,5 mg

VD-26464-17
13 Halotan 160 Valsartan 160 mg VD-20785-14
14 Halotan 40 Valsartan 40 mg VD-20786-14
15 Halotan 80 Valsartan 80 mg VD-20787-14
16 Opevalsart 40 Valsartan 40 mg VD-20792-14
17 Opevalsart 80 Valsartan 80 mg VD-24249-16
18 Vasartim 160 Valsartan 160 mg VD-21684-14
19 Vasartim 40 Valsartan 40 mg VD-20461-14
20 Vasartim 80 Valsartan 80 mg VD-20802-14
21 Vasartim Plus 160:25 Valsartan 160 mg

Hydroclorothiazid 25 mg

VD-12907-10
22 Ocedio 80/12,5 Valsartan 80 mg

Hydroclorothiazid 12,5 mg

VD-29339-18
23 Pyvasart 160 Valsartan 160 mg VD-23853-15
24 Pyvasart 40 Valsartan 40 mg VD-23854-15
25 Pyvasart 80 Valsartan 80 mg VD-23222-15
26 Pyvasart HCT 80/12,5 Valsartan 80 mg

Hydroclorothiazid 12,5 mg

VD-27316-17
27 Tolzatarn Plus Valsartan 160 mg

Hydroclorothiazid 12,5 mg

VD-27098-17
28 Valsartan 80 mg Valsartan 80 mg VD-27843-17
29 Valsartan STADA 160 mg Valsartan 160 mg VD-25030-16
30 Valsartan STADA 80 mg Valsartan 80 mg VD-14016-11
31 Valsartan Stada 40 mg Valsartan 40 mg VD-26570-17
32 Valsartan Stada 80 mg Valsartan 80 mg VD-26571-17

25 thuốc nhập khẩu:

STT Tên thuốc Hoạt chất Số đăng ký
1 Valzaar H Valsartan; Hydroclorothiazid 12,5 mg VN-6346-08
2 Valzaar-40 Valsartan 40 mg VN-7399-08
3 Valzaar-80 Valsartan 80 mg VN-7400-08
4 Varsarley Valsartan 80 mg VN-7685-09
5 Valzaar-160 Valsartan 160 mg VN-8944-09
6 Cardival Valsartan 80 mg VN-5275-10
7 Dizantan Valsartan 80 mg VN-11140-10
8 Veesar 80 Valsartan 80 mg VN-12936-11
9 V-Sartan 160 Valsartan 160 mg VN-14443-12
10 V-Sartan 80 Valsartan 80 mg VN-14444-12
11 Sagasartan-V160 Valsartan 160 mg VN-14141-11
12 Valsacard Valsartan 160 mg VN-17296-13 trừ số lô: 010118; 010218
13 Valsacard Valsartan 80 mg VN-17145-13 trừ số lô: 010118; 020118; 030118; 040118; 050118; 060118; 070118; 080118
14 Valbelis 160/25mg Valsartan 160 mg; Hydroclorothiazid 25 mg VN-17296-13
15 Valbelis 80/12,5 mg Valsartan 80 mg; Hydroclorothiazid 12,5 mg VN-17297-13
16 Valzaar H Valsartan 80 mg; Hydroclorothiazid 12,5 mg VN-17796-14
17 Tantordio 40 Valsartan 40 mg VN-18475-14
18 Sectum Valsartan 80 mg VN-18756-15
19 Vasblock 80 mg Valsartan 80 mg VN-19240-15
20 Tantordio 80 Valsartan 80 mg VN-19366-15
21 Vasblock 160 mg Valsartan 160 mg VN-19494-15
22 Tantordio 160 Valsartan 160 mg VN-19539-15
23 Corosan Valsartan 80 mg VN-19595-16
24 Valdesar Plus Valsartan 160 mg

Hydroclorothiazid 25 mg

VN-20724-17
25 Valdesar Plus Valsartan 160 mg

Hydroclorothiazid 12,5 mg

VN-20725-17

Nguồn: Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc valsartan, việc cấm lưu hành các loại thuốc valsartan hoàn toàn có cơ sở. Do đó, bạn nên cân nhắc, tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng tránh những tác hại không tốt cho sức khỏe. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

 

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại: https://anduoc.com/thuoc-valsartan.html

Comments

Popular posts from this blog

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ TUYỆT ĐỐI

Chữa thoái hóa cột sống dứt điểm chỉ bằng cây thuốc trong vườn nhà

TÌM HIỂU NGAY: Những bài tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống lưng HIỆU QUẢ