Bệnh thoái hóa cột sống: Nguyên nhân triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả

Ở nước ta, có tới 80% người trên 50 tuổi mắc các bệnh lý xương khớp trong đó bệnh thoái hóa cột sống chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Vì vậy để ngăn chặn tình trạng phổ biến của thoái hóa, mỗi chúng ta cần phải nắm được các kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa thoái hóa cột sống để chủ động bảo vệ sức khỏe chính mình.

Bệnh thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa là hiện tượng cột sống mất dần cấu trúc và chức năng do tuổi tác. Hoặc một nguyên nhân nào đó gây ra. Căn bệnh cột sống này rất phổ biến. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi. Gây ra những cơn đau nhức cực kì khó chịu. Người trưởng thành có 33 đến 35 đốt sống. Trong đó, 7 đốt sống cổ và 5 đốt thắt lưng là những vị trí dễ bị tổn thương do thoái hóa nhất.

Thoái hóa cột sống tiếng anh Degenerative Disk Disease. Đây là một thuật ngữ y khoa, bao gồm gai cột sống và thoái hóa đĩa đệm. Bệnh có thể xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực (trên và giữa lưng) hoặc cột sống thắt lưng (phần dưới trở lại).

[caption id="attachment_13273" align="aligncenter" width="500"]hình ảnh x quang thoái hóa cột sống hình ảnh x quang thoái hóa cột sống[/caption]

Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Do những thói quen xấu trong quá trình vận động và làm việc, cùng với chế độ ăn uống không hợp lý khiến bệnh thoái hóa cột sống đang trở nên rất phổ biến.

Thậm chí cả những thói quen thường ngày mà ta tưởng như vô hại. Cũng có thể làm hại đến cột sống của bạn.

nguyên nhân thoái hóa cột sống do tuổi tác

Tuổi tác

Khoảng 99% Canxi trong cơ thể được tìm thấy trong xương, nơi nó phục vụ vai trò cấu trúc quan trọng như một thành phần của canxi phốt phát tự nhiên (hydroxyapatite) Theo ncbi.nlm.nih.gov. Theo thời gian cơ thể bắt đầu lão hóa dần, cột sống cũng bị bào mòn theo năm tháng. Lúc này xương khớp không còn được chắc khỏe, chỉ cần một tác động nhỏ cũng tổn thương. Lượng canxi không còn dồi dào khiến cột sống yếu dần đi.

Vì thế các mỏm xương cọ xát vào nhau, chèn ép lên rễ dây thần kinh. Điều này đã tạo áp lực cho cột sống, gây ra những cơn đau nhức nhối, âm ỉ. Khi bệnh nặng dây thần kinh tổn thương mạnh sẽ dẫn đến teo cơ, tê liệt. Với triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra liệt nửa người dưới. Ở cổ sẽ liệt nửa người trên, nguy hiểm hơn còn có thể dẫn đến ảnh hưởng não bộ.

Theo bác sĩ Paul D’Alfonso, giám đốc một trung tâm chăm sóc sức khỏe trị liệu thần kinh cột sống tại TP HCM, tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa xương khớp và cột sống. Tuổi càng cao, nguy cơ bệnh xương khớp càng tăng. Những cơn đau nhức nhẹ ở người lớn tuổi là bình thường, song cũng có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh nguy hiểm khác như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, hẹp ống sống… Nếu không được chú ý phát hiện, tuổi tác càng tăng bệnh càng nghiêm trọng. Tuổi càng cao xương khớp càng dễ bị thoái hóa

Thói quen, làm việc, sinh hoạt không khoa học

  • Nếu bạn phải khuân vác, cúi gấp người thường xuyên trong thời gian dài.
  • Bạn phải ngồi làm việc trước máy tính hàng nghìn giờ mỗi năm, ngồi làm việc sai tư thế.
  • Chế độ ngủ nghỉ không khoa học, ngủ gối quá cao, nằm ngủ vặn vẹo người.
  • Đi giày cao gót.
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích như bia, rượu...
  • Thói quen hút thuốc có thể làm hỏng cột sống.

Hút thuốc

Đây chính là những thói quen cực tai hại. Bạn chỉ nghĩ đơn giản chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe ngay bây giờ. Nhưng theo thời gian, những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống này sẽ ăn mòn bạn. Và cơn đau lưng, cổ kéo đến thường xuyên lúc nào không hay.

Có lẽ chỉ đến khi bệnh trở nặng, tác động trực tiếp đến công việc hàng ngày thì bạn mới tá hỏa. Và kết quả là nhiều người đã trở thành gánh nặng của gia đình khi chỉ mới ở độ tuổi trung niên. Đây là một sự thực rất đáng buồn và cần lưu ý để hạn chế.

Chế độ ăn uống thiếu chất

Dinh dưỡng là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu giúp nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe. Đây là một trong những nguyên nhân thoái hóa cột sống phổ biến.

Khi chế độ dinh dưỡng thiếu hụt dưỡng chất, nhất là canxi, omega-3 và khoáng chất. Điều này khiến cột sống không đủ chất, dễ gãy và chỉ cần một tác động nhỏ cũng tổn thương.

Ăn uống nhiều thức ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh cũng gây ra những tác động tiêu cực cho cột sống.

Yếu tố di truyền

nguyên nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng

Có lẽ bạn thấy thật lạ khi bệnh xương khớp làm sao có thể di truyền được đúng không? Quá trình thoái hóa xảy ra nhanh hơn khi bố mẹ có người bị thoái hóa - Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương. Thì có khả năng cao bạn cũng sẽ bị thoái hóa cột sống.

Vì thế đừng thấy lạ khi có thể chỉ mới 30 tuổi đầu bạn đã đối mặt với thoái hóa nhé. Tất cả đều có nguyên nhân của nó. Hãy đến bệnh viện thăm khám, điều trị ngay để tránh biến chứng xảy ra.

Tập luyện quá sức

Bạn yêu thích thể thao, bạn luôn muốn được vận động để tăng cường sức khỏe. Điều này là rất tốt thế nhưng nếu bạn tập cường độ mạnh, liên tục và không điều độ. Chúng vô tình tác động đến cột sống và khiến chúng tổn thương.

Đây là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống mà nhiều người khó lường được. Họ cứ nghĩ rằng chăm chỉ luyện tập là tốt cho xương khớp. Nhưng quá trình tập không khoa học, quá sức lại là yếu tố thuận lợi làm cột sống tổn thương.

Một số nguyên nhân khác

  • Trượt đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây áp lực lên tủy sốngrễ thần kinh.
  • Một số căn bệnh có thể gây THCS khác có thể kể đến như: Hẹp ống sống, viêm xương khớp, vỡ sụn xương...
  • Thừa cân, béo phì: Khiến cột sống chịu áp lực lớn.
  • Lười vận động: Ngồi nhiều, đặc biệt là ngồi lâu trong chỉ 1 tư thế. Khiến cho xương khớp của bạn càng ngày càng yếu, và cuối cùng là bị thoái hóa.

Triệu chứng thoái hóa cột sống

  • Cột sống bị biến dạng.
  • Hạn chế vận động.
  • Đau đớn.
  • Tổn thương thần kinh.

thoái hóa cột sống lưng

Ở mỗi vị trí, đốt sống cổ hoặc đốt sống thắt lưng lại có những dấu hiệu biểu hiện khác nhau của bệnh. Cụ thể là:

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ: Nhìn chung, người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ là biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn. (Nguồn: wikipedia)

Triệu chứng thoái hóa ở lưng: Những cơn đau thường xuyên xảy ra ở vùng lưng và thắt lưng. Là biểu hiện chính của bệnh lý này. Đối với những bệnh nhân nặng hơn có thể bị tê bì dọc mông xuống chân. Thậm chí còn đau nhức cả bàn chân.

Ngoài ra, còn một loại thoái hóa cột sống lưng xảy ra ở vùng lưng sau ngực. Với những biểu hiện đau ngang lưng, kéo ra trước ngực, thậm chí gây tức ngực khó thở. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa vùng ngang ngực này là rất ít.

Phân loại

  1. Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6: là tình trạng viêm dày và lắng tụ can-xi ở các dây chằng dọc cổ, gây ra hẹp các lỗ của các rễ thần kinh. Tạo nên những cơn mỏi, tê, đau cổ của con người. Việc chèn ép rễ thần kinh và tuỷ sống còn làm cho sự thoát vị của các nhân đĩa đệm chèn vào tuỷ sống ngày càng tồi tệ.
  2. Thoái hóa cột sống lưng l4l5, l5s1: l4, l5, s1 là một trong những đốt sống chính, chịu nhiều áp lực nhất từ cơ thể trong các hoạt động sinh hoạt của con người, nên THCS l4, l5 là căn bệnh rất phổ biến.
  3. Thoái hóa cột sống m47: Theo y học thì m47 là thuật ngữ chuyên khoa dùng để chỉ về đốt sống thắt lưng. Theo thời gian, khi tuổi tác tăng dần sự lão hóa xảy ra cộng thêm những tác động trực tiếp vì là bộ phận đỡ cả cơ thể khiến đây trở thành vị trí dễ bị thoái hóa nhất.

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Số người dưới 45 tuổi bị thoái hóa cột sống ngày càng tăng và không còn là căn bệnh của tuổi già như quan niệm trước đây. Nếu không chữa trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn tới tàn tật.

Thoái hóa cột sống gây nên những biến chứng như:

Chèn dây thần kinh

Những mạch máu trên cơ thể có vai trò trong việc nuôi dưỡng não bộ, cung cấp oxy và truyền đạt thông tin tín hiệu đến cho não. Khi thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh ở cổ sẽ làm cho quá trình cung cấp máu đến não bộ không đủ. Lúc này sẽ gây ra hiện tượng rối loạn tuần hoàn não.

thoai hoa cot song chen ep re than kinh

Đau nửa đầu do thiếu máu não

Biến chứng này thường xuất hiện ở bệnh nhân sau một thời gian bị bệnh. Bệnh nhân sẽ bắt gặp những cơn đau từ phía sau lan đến đỉnh đầu, hoặc lan rộng sang hai bên. Những cơn đau đầu này sẽ không thể trị dứt điểm nếu người bệnh không chữa khỏi thoái hóa đốt sống.

Gây tê tay

Khi người bệnh cảm thấy bàn tay bị đau, nhức, tê, hoặc gặp khó khăn khi cử động. Đó là khi bị thoái hóa đốt sống cổ, các dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, mà lượng lớn các dây thần kinh đều tập trung ở cổ. Chính vì lý do này, mà người bệnh sẽ cảm thấy tê tay hoặc nhức mỏi. Đây là biến chứng thường xảy ra đối với người bệnh bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Gây ù tai

Thoái hóa đốt sống gây ù tai khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi khi tai không nghe thấy gì. Ù tai còn khiển giảm khả năng nghe của người bệnh, lâu dần có thể ảnh hưởng đến thính giác của người bệnh.

Chữa bệnh thoái hóa cột sống khỏi hoàn toàn được không?

Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa xương khớp đều nhận định rằng. Chưa có bất kỳ phương pháp hoặc loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn 100%. Tuy nhiên, bằng các biện pháp phù hợp, bài thuốc tinh hoa thảo dược thì vẫn có thể điều trị các cơn đau nhức, hạn chế và kiểm soát tình trạng thoái hóa tăng nặng, từ đó giúp cho người bệnh không còn cảm thấy cơ thể mắc bệnh.

Thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì?

Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống mà không có sự chỉ định hoặc chẩn đoán của bác sĩ. Bởi vì rất có thể “thuốc” không chữa được bệnh mà còn gây thêm bệnh. Bởi vậy, nếu người bệnh có những dấu hiệu bất thường cần phải nhanh chóng thăm khám để được bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Sử dụng thuốc giảm đau người bệnh nên hỏi ý kiến chuyên khoa

Chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc nam

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên ĐH Y dược TP.HCM), bài thuốc nam chữa thoái hóa cột sống thắt lưng tác động theo quy tắc thẩm thấu, có sự can thiệp yếu tố nội nhân và ngoại nhân. Từ đó bồi bổ tạng can thận, giải phóng chèn ép và phục hồi tổn thương cột sống tốt.

Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Nguyên liệu: 2-3 bẹ xương rồng bẹ tươi

Cách thực hiện: Nhổ hết gai trên bẹ xương rồng, rửa sạch và ngâm nước muối. Vớt ra, để ráo rồi nướng đều 2 mặt trên bếp khoảng 5 phút. Cho xương rồng vào khăn sạch, chườm lên vùng cột sống bị thoái hóa đến khi hết nóng thì thay mới.

Chữa thoái hóa cột sống bằng ngải cứu

Nguyên liệu: 2 vỏ quả bưởi, 1kg hạt chanh khô, 200g ngải cứu khô, 200g đường phèn, 1 lít rượu trắng.

Cách làm: Vỏ bưởi, hạt chanh, ngải cứu sao vàng hạ thổ, sau đó ngâm với rượu và đường phèn. Để khoảng nửa tháng, người bệnh uống 1 ly mỗi ngày sẽ có hiệu quả giảm đau đáng kể.

Hình ảnh cây ngải cứu

Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt

Theo 24h.com.vn, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí và chỉ thống, thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh...

Nguyên liệu: 300ml sữa bò tươi, 1 nắm lá lốt.

Cách làm: Lá lốt rửa sạch, giã nhỏ lọc lấy nước. Cho nước lá lốt với 300ml sữa đun nóng sôi, uống 2 lần trong ngày. Sau 1 tuần sẽ thấy các cơn đau sẽ giảm đi nhiều.

Khi nào nên mổ?

Thoái hóa cột sống nên mổ khi bệnh có những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Cơn đau mãn tính, thực hiện các biện pháp điều trị bảo tồn không có kết quả.
  • Biến chứng thành bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, khó khăn trong vận động.
  • Làm tổn thương về dây thần kinh, gây tê bì chân tay, gây teo cơ.
  • Chèn ép lên vùng tủy gây đau nhức.
  • Biến dạng cột sống, hẹp ống sống...

Điều trị phẫu thuật bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là một phẫu thuật nhiệt hạch, trong đó hai đốt sống được ghép lại với nhau. Mục tiêu của phẫu thuật nhiệt hạch là giảm đau bằng cách loại bỏ chuyển động ở đoạn cột sống...

 

Khám thoái hóa cột sống ở đâu tốt?

Người bệnh đau cột sống lưng nên đến khám các bác sĩ chuyên khoa ngay từ khi bệnh mới khởi phát, tránh tự kê toa uống thuốc hoặc làm theo các phương pháp dân gian.

Ở Hà Nội

Tại Hà Nội, địa chỉ uy tín mà người bệnh nên đến thăm khám là:

  1. Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống - Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng – Đống Đa - Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai được trang bị hệ thống thiết bị đồng bộ hiện đại nhằm đảm bảo hỗ trợ thăm khám và chẩn đoán cao, cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa cột sống đầu ngành cả nước. Bệnh nhân sẽ được thực hiện phẫu thuật chuyên khoa, chỉnh hình và các bệnh lý về xương, khớp và cột sống.

  1. Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường

Địa chỉ: Nhà số 138 đường Khương Đình, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Thăm khám tại phòng khám đông y Tâm Minh Đường cũng là một lựa chọn được nhiều người bệnh thoái hóa cột sống tin tưởng. Với các trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao sẽ giúp chẩn đoán các triệu chứng, đưa ra phác đồ điều trị bằng bài thuốc thảo dược, kết hợp vật lý trị liệu giúp đẩy lùi thoái hóa tận gốc.

phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Tại TP. Hồ Chí Minh

Người bệnh thoái hóa cột sống ở TP. Hồ Chí Minh nên tham khảo địa chỉ thăm khám uy tín, hiệu quả sau:

  1. Phân khoa Xương Khớp – Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM

Trực thuộc khoa Ngoại Tổng hợp của Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, phân khoa được đánh giá là một trong những địa chỉ thăm khám và chữa thoái hóa cột sống, chấn thương xương khớp, chỉnh hình cột sống,... hiệu quả.

Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại đã giúp cho nhiều bệnh nhân thoát khỏi cơn đau đớn do mắc bệnh xương khớp.

  1. Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Địa chỉ: Nhà số 325/19 đường Bạch Đằng, P.15, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Đội ngũ y bác sĩ tại An Dược có chuyên môn cao, thăm khám hiệu quả bệnh nhân mắc bệnh xương khớp như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm; đưa ra phương pháp điều trị, kết hợp tư vấn về vật lý trị liệu, ăn uống, sinh hoạt,... để mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh, đưa cột sống trở về tình trạng gần như ban đầu.

Chế độ ăn uống dành cho người bị thoái hóa cột sống

Ngoài thuốc chữa bệnh thì chế độ ăn uống, dinh dưỡng là vấn đề đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc chữa trị bệnh của chính bệnh nhân. Cụ thể, bệnh nhân thoái hóa cột sống cần bổ sung và hạn chế những loại thực phẩm sau đây:

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?

Canxi là loại thực phẩm đặc biệt quan trọng cho xương. Để giúp duy trì sức khỏe xương hay giúp chữa lành những tổn thương ở xương. Người bệnh cần bổ sung loại dưỡng chất này thông qua các món ăn từ cá hồi, cải xoăn, bách xơ, các loại đậu, cá mòi…

Thường xuyên ra ngoài trời để bổ sung vitamin D cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả vì chúng giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ sức khỏe. Một số chất chống oxy hóa được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây, rau quả như táo, hành tây, hẹ, dâu tây… có tác dụng rất tốt với cơ thể.

Bổ sung đủ vitamin C cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như kiwi, dâu tây, cà chua, bông cải, trái cây có múi, ớt xanh, ớt đỏ, rau bina, khoai lang…

Thoái hóa cột sống nên ăn gì tốt

Thoái hóa cột sống kiêng ăn gì?

Đồ uống có cồn và chất kích thích là những thực phẩm đầu tiên người bị thoái hóa cột sống cần phải kiêng. Thực phẩm chứa nhiều chất béo, cay nóng cũng sẽ làm tăng triệu chứng của bệnh. Khiến người bệnh đau nhức hơn.

Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt bò, thịt chó và các loại thịt đỏ. Cũng nên hạn chế trong thực đơn hằng ngày.

Sữa dành cho người bệnh thoái hóa cột sống

Theo các chuyên gia xương khớp khuyên dùng thì người bệnh nên sử dụng 3 loại sữa đó là sữa Anlene, sữa đậu nành và sữa chua.

  • Sữa Anlene: Cung cấp đầy đủ canxi và các loại vitamin cho điều trị bệnh xương khớp.
  • Sữa đậu nành: Giàu canxi và protein, loại sữa từ thực vật này rất tốt với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống.
  • Sữa chua: Sữa chua cung cấp canxi và còn tốt cho hệ tiêu hóa. Thêm hoa quả thái nhỏ vào sữa chua là cách biến tấu rất thích hợp khi thời tiết nóng như mùa hè.

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống mọi người cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt sai lầm, làm việc một cách khoa học. Tránh làm việc nặng trong thời gian dài, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và duy trì đều đặn mỗi ngày. Xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường luyện tập thể dục, thể thao và thăm khám sức khỏe định kỳ.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại: https://anduoc.com/chua-benh-thoai-hoa-cot-song-hieu-qua-trong-9-ngay.html

Comments

Popular posts from this blog

Chữa thoái hóa cột sống dứt điểm chỉ bằng cây thuốc trong vườn nhà

TÌM HIỂU NGAY: Những bài tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống lưng HIỆU QUẢ

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ TUYỆT ĐỐI